Chàm ở môi là gì?
Thời gian thăm khám:8:00—20:00 tư vấn
Chàm môi hay còn gọi là viêm da trên môi có thể dẫn đến phát ban ngứa, da môi nứt nẻ và nổi nhiều mụn nước đau đớn. Bệnh chàm môi thường phổ biến vào mùa đông gây cảm giác khó chịu và cần hỗ trợ điều trị thích hợp. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này mời bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng bác sĩ da liễu tại Phòng Khám Đông Phương!
Bệnh chàm môi (viêm môi do chàm) là tình trạng viêm nhiễm mãn tính xuất hiện ở môi. Bệnh được biểu hiện bởi triệu chứng ban rát đỏ, bề mặt có mụn nước nhỏ, tự vỡ, chảy dịch, đóng vảy tiết, khô và bong tróc. Chàm môi xảy ra do sự kết hợp của hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh.
Các thể chàm môi thường gặp:
Theo nhận định từ bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đông Phương, bệnh chàm môi có thể kích hoạt ở 3 thể thường gặp sau đây:
Viêm môi tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi da môi tiếp xúc với các chất kích ứng như mỹ phẩm, thời tiết thay đổi, ánh nắng,…Các yếu tố này khiến da môi mất nước, suy giảm khả năng đề kháng, tạo điều kiện cho bệnh trở lại.
Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Thể chàm môi này xảy ra khi da môi bị dị ứng và phát sinh triệu chứng do son môi, kem đánh răng, thuốc,…
Viêm môi bong vảy: Viêm môi bong vảy là một trong những thể chàm môi thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng môi bong nhiều vảy và có xu hướng trở lại nhiều lần.
Tương tự bệnh chàm ở những vị trí khác, chàm môi khởi phát theo từng giai đoạn, xen kẽ giữa giai đoạn bùng phát và thuyên giảm. Bệnh có xu hướng dai dẳng.
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết sớm bệnh chàm môi:
- Môi khô cứng, nứt nẻ, da môi thường xuyên bị bong tróc
- Xung quanh viền môi hoặc môi xuất hiện phát ban, tấy đỏ
- Cảm giác ngứa ngáy, và đau đớn ở vùng môi
- Da dưới viền môi và xung quanh môi nổi các hạt sần mờ
- Bị đau đớn, khó chịu ở vùng môi khi ăn, uống, nói, cười
Bạn có những biểu hiện vừa kể trên trao đổi ngay với bác sĩ tại đây!
Chàm môi không lây nhiễm sang người khác nhưng vùng da mắc chàm dễ lan rộng sang một số tại vùng da lân cận. Bệnh quay trở lại nhiều lần có thể ở 1 vị trí hoặc nhiều vị trí trên môi, lần sau xấu đi lần trước. Chàm nếu không trị liệu đúng cách dễ gây tác hại nhiễm khuẩn, bội nhiễm và khó xử lý hơn.
Nhưng nếu không xử lý sớm những dấu hiệu khô nứt, lở loét,…tổn thương ở môi gây ra ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, tâm lý, suy giảm chất lượng đời sống, công việc.
Tình trạng bội nhiễm do nhiễm khuẩn có khả năng dẫn tới những tổn thương mưng mủ, tương đối khó lành, dễ để lại sẹo. Việc khắc phục chàm bội nhiễm sẽ rất phiền hà.
Bác sĩ tại Phòng Khám Da Liễu Đông Phương cho biết: Chàm môi là một trong những bệnh lý gây nhiều phiền toái cho người bệnh, chính vì thế khi có dấu hiệu bị chàm môi, người bệnh cần chủ động đi thăm khám tại cơ sở chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh, sau đó áp dụng liệu pháp trị liệu thích hợp.
Có rất nhiều người thường chủ quan nên khi bị chàm môi đều không đi khám mà tự chữa ở nhà, phổ biến là sử dụng các loại dưỡng môi thế nhưng việc đó không có tác dụng, chúng chỉ tạm thời làm mềm môi nhưng sau đó tình trạng khô nứt của môi càng nặng hơn.
Nhằm hỗ trợ điều trị chàm môi, Phòng Khám Đông phương đã và đang áp dụng “trị liệu bên trong, xử lý bên ngoài” nắm rõ thể chất người bệnh, kiểm tra mức độ chàm môi.
Thông qua “liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông tây y” điều tiết 2 hướng, thuốc được thẩm thấu vào tổ chức dưới da, nhanh chóng làm giảm ngứa, sưng, nổi mẩn. Phục hồi hệ thống miễn dịch bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng đối với hàng nghìn nguồn dị ứng.
Lưu ý: Kết quả trị liệu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người bệnh.
Để rút ngắn thời gian trị liệu, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đúng khoa học, đồng thời thay đổi lối sinh hoạt như:
Người bệnh nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Uống 2 lít nước mỗi ngày để giúp cung cấp độ ẩm cho da, tránh tình trạng da môi khô gây kích ứng.
Bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, chủ yếu là kẽm, vitamin E, C, A, B2, B6 và B12.
Để giảm sưng tấy và đỏ ở môi, người bệnh nên hạn chế ăn các đồ ăn, thức uống chứa chất béo no, cay nóng .
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh chàm môi cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh. Nếu còn vấn đề chưa rõ cần tìm hiểu thêm hãy chủ động trao đổi với bác sĩ chuyên khoa của Phòng Khám Đông Phương qua hệ thống tư vấn trực tuyến: Tư vấn online - hotline 0243.6279.888