Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Thời gian thăm khám:8:00—20:00 tư vấn
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa nhưng ít ai ngờ đến. Đây là loại bệnh thường bùng phát, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tạo ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt, lao động sản xuất. Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa cũng như những biện pháp phòng tránh hữu hiệu?
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TỔ ĐỈA THƯỜNG GẶP
Theo những nghiên cứu về các bệnh da liễu, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa. Đôi khi có nhiều yếu tố cùng kết hợp với nhau. Tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra những yếu tố chính gây ra bệnh như:
Dị ứng các hóa chất
Trong lao động, trong sinh hoạt, da của chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều hóa chất có hại gây ra bệnh tổ đĩa.
Những hóa chất phổ biến có nguy cơ gây ra bệnh tổ đỉa là: xà phòng, xi măng, vôi, xăng dầu, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, dung môi, thuốc kháng sinh bôi ngoài da, dầu mỡ,…
Nhiễm khuẩn nấm
Một trong những nguyên nhân cũng có thể gây ra bệnh tổ đỉa là tình trạng nhiễm khuẩn. Khi chúng ta tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn,… dễ nhiễm phải nhiều loại vi khuẩn khác nhau như liên cầu trùng, nấm.
Các loại nấm và vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa trên da cũng như các bệnh ngoài da khác như nấm tay chân, nấm kẽ tay, kẽ chân, nấm móng,…
Sự thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết là hiện tượng tự nhiên có thể làm phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thời tiết thay đổi cũng có thể gây tổn thương các cấu trúc dưới da gây ra bệnh tổ đĩa.
Tăng tiết mồ hôi
Người bị tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn chức năng thần kinh giao cảm hay làm việc trong môi trường nóng ẩm đều dễ mắc phải hiện tượng tăng tiết mồ hôi.
Người thường xuyên mang tất, giày dép bí hơi, mang găng tay trong thời gian dài cũng dễ khiến cho môi trường da tay chân nóng ẩm, gây ra bệnh tổ đỉa.
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY BỆNH TỔ ĐỈA NẶNG HƠN
Bên cạnh các yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đĩa còn có các yếu tố thúc đẩy khởi phát hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh ngoài da này. Trong đó, có các yếu tố tại chỗ và các yếu tố trong không khí.
Các yếu tố tại chỗ: thường là các yếu tố hóa chất như kháng sinh, dầu mỡ, xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, vôi, xi măng,… và sự tăng tiết mồ hôi trên da gây ra. Các yếu tố này dễ khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn.
Các yếu tố trong không khí: lông vật nuôi, mạt bụi, mạt gỗ, bụi hàn, khí thải, khói thuốc lá,… cũng có thể thúc đẩy gây ra bệnh tổ đỉa cũng như làm bệnh nặng hơn.
Một số loại thức ăn như hải sản, trứng, thịt gà, thịt bò, các loại đậu, thức ăn lên men, các món ăn từ tinh bột,…
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TỔ ĐỈA
Bệnh tổ đỉa ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mĩ, bệnh nếu để kéo dài sẽ gây ra những tác hại không mong muốn sau:
♦ Sốt kéo dài nhiều tháng: Mụn nước, bóng nước có màu đục. Hạch bạch huyết ở khu vực nằm liền kề bị sưng gây sốt.
♦ Loạn dưỡng móng: Đây là tình trạng bệnh nặng, móng tay và móng chân bị hư, không còn độ bóng, trở nên dày cộm và đổi màu.
♦ Gây bội nhiễm: Do bệnh nhân dùng vật nhọn chọc vào các nốt mụn làm nhiễm trùng, mưng mủ. Để lâu sẽ có vảy tiết vàng, viêm mô tế bào.
♦ Ảnh hưởng tới tâm lý: Tổ đỉa trông đáng sợ khiến cho bệnh nhân ngại ngùng trong giao tiếp cùng với tâm lý không biết khi nào khỏi bệnh ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
♦ Bệnh tai mũi họng: Làm viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc mắt và viêm họng nếu không kịp hỗ trợ chữa trị.
LỜI KHUYÊN:
Có rất nhiều người khi bị tổ đỉa thường có tâm lý chủ quan và nghĩ không cần đi thăm khám. Mà tự tìm cách chữa bệnh ở nhà, có người thì áp dụng mẹo chữa dân gian, có người lại lựa chọn mua thuốc về bôi mà không có sự chỉ định nào của bác sĩ.
Tuy nhiên, theo bác sĩ da liễu cho biết việc tự chữa bệnh tổ đỉa khi chưa thăm khám có thể khiến người bệnh phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khó lường. Không những bệnh không khỏi mà còn khiến tình trạng nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình hỗ trợ trị liệu.
Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh hãy chủ động đi thăm khám ngay, để được bác sĩ tư vấn chẩn đoán và có hướng xử lý thích hợp.
Bạn cũng có thể click ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc.
PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TỔ ĐỈA
Các chuyên gia phòng khám Đông Phương đã kế thừa và phát huy nguyên lý của đông y trong hỗ trợ trị liệu bệnh tổ đỉa là “hỗ trợ trị liệu bên trong, xử lý bên ngoài”, nắm rõ thể chất người bệnh, kiểm tra mức độ dị ứng da của người bệnh, xác định hình thể tổ đỉa trên da qua đó loại bỏ nhanh triệu chứng bên ngoài và xử lý những yếu tố gây bệnh bên trong ngăn bệnh trở lại.
Thông qua “liệu pháp thẩm thấu phân loại miễn dịch đông tây y” điều tiết 2 hướng, hiệu quả xử lý ngứa, bài độc; thuốc được thẩm thấu vào tổ chức dưới da, nhanh chóng làm giảm ngứa, sưng, nổi mẩn, phục hồi hệ thống miễn dịch bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng đối với hàng nghìn nguồn dị ứng, làm giảm hiệu quả nguồn gây bệnh.
Với quy trình hỗ trợ trị liệu khoa học, liệu pháp này mang lại hiệu quả cho người bệnh trong một thời gian ngắn, đồng thời giúp người bệnh giải quyết mối lo ngại về vấn đề bệnh quay trở lại.
Bác sĩ thăm khám lâm sàng
Quy trình hỗ trợ trị liệu gồm 5 bước cơ bản:
Bước 1: Thông qua kĩ thuật phân li sinh học cao cấp, hiệu quả thanh lọc máu độc, hiệu quả làm sạch môi trường máu.
Bước 2: kích hoạt tế bào miễn dịch, nâng cao tính năng gốc tự do trong máu, kích thích trực tiếp màng ngăn tế bào, khiến máu khôi phục hoạt tính khỏe mạnh.
Bước 3: Phương pháp kết hợp kĩ thuật tự dẫn máu và châm cứu truyền thống.
Bước 4: Tắm thuốc xông hơi tác động lên cơ thể tạo ra phản ứng toát mồ hôi.
Bước 5: Thông qua tự lọc máu, hồi dẫn huyệt vị, xông thuốc tác dụng thẩm thấu vào sâu các bộ phận của da.
Liệu pháp với nhiều ưu điểm nổi bật như phân loại nguyên nhân gây bệnh, xử lý bệnh nhanh chóng, nâng cao miễn dịch, khôi phục nhanh,... giúp hàng ngàn bệnh nhân mắc tổ đỉa thoát khỏi nỗi ám ảnh của chứng bệnh này.
Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ gì thêm về bệnh tổ đỉa hay bất kỳ chứng bệnh da liễu nào khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của phòng khám da liễu Đông Phương bằng cách click tại đây hoặc gọi số hotline 0243.6279.888 để được giải đáp mọi thắc mắc.