Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ
Thời gian thăm khám:8:00—20:00 tư vấn
Bệnh ghẻ là bệnh do ký sinh trùng thường gọi là ghẻ cái gây ra. Bệnh gây ngứa dữ dội, dẫn đến tổn thương làn da, có thể dẫn tới nhiễm trùng, viêm da. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh do bác sĩ da liễu đưa ra, mời bạn đọc cùng theo dõi ngay nhé.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH GHẺ
- Nhìn vào tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ gồm luống ghẻ và mụn nước (còn gọi là mụn trai và đường hầm).
- Cái ghẻ đào đường hầm ở lớp sừng, đây là đường cong dài 2 - 3 cm, ngoằn ngoèo, gờ cao hơn mặt da, màu trắng xám hay trắng đục, không khớp với da. Xuất hiện mụn nước có đường kính 1 - 2 mm ở đầu đường hầm, đây chính là nơi ở của cái ghẻ. Đường hầm thường nằm ở kẽ ngón tay, nếp gấp cổ tay, đường chỉ lòng bàn tay và quy đầu. Lấy kim chích dịch ở mụn nước nhỏ để lộ màu xám hoặc đen, dùng kim khều cái ghẻ ra.
- Mụn nước nằm riêng rải rác ở vùng da mỏng như đường chỉ lòng bàn tay, kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, quanh thắt lưng, nếp vú, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh, mụn nước có thể được tìm thấy ở lòng bàn chân. Ghẻ có thể gây ra vết trợt ở quy đầu, được gọi là săng ghẻ, dễ nhầm lẫn với săng giang mai.
- Khi ta đi ngủ, do ghẻ di chuyển gây kích thích tại đầu dây thần kinh cảm giác ở da, ngoài ra do ghẻ cái tiết ra độc tố khi đào hang khiến người bệnh bị ngứa nhiều vào ban đêm.
- Do bị ngứa nên người bệnh gãi gây nhiễm khuẩn. Vết xước gãi cộng với vết trợt, vẩy tiết, sẩn, mụn nước, chốc nhọt, mụn mủ, sẹo thâm màu, bạc màu,... tạo thành đám như "khảm xà cừ". Những tổn thương đặc hiệu bị lu mờ bởi những tổn thương thứ phát và biến chứng viêm da, nhiễm khuẩn, chàm hóa gây khó khăn cho chẩn đoán.
Nếu như bạn có xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, cần đi đến cơ sở chuyên khoa da liễu thăm khám để được bác sĩ tư vấn.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GHẺ
Bệnh ghẻ do cái ghẻ ở người do sự tiếp xúc trực tiếp gây lây nhiễm, cũng có thể gián tiếp thông qua các đồ dùng mà người bệnh đã sử dụng lây lan.
Bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp nếu tiếp xúc với những đồ vật có cái ghẻ sinh sống ở trên da.
Trong quá trình phát bệnh có sự tham gia liên quan của thể dịch và tế bào miễn dịch, dấu hiệu ngứa và cái ghẻ gây tổn thương da.
Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 0,25 mm đường kính có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn.
Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng ban ngày, mỗi ngày đẻ 1-5 trứng, 72-96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5-6 lần trưởng thành
Cái ghẻ di chuyển qua các lớp trên cùng của da bằng cách tiết enzyme proteases để làm suy giảm tầng lớp sừng. Chúng ăn các mô bị phân hủy nhưng không ăn máu.
Ghẻ cái sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi một con ghẻ cái, sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con, ghẻ cái cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng.
Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa dữ dội, dễ lây truyền vì ngứa phải gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu…
CÁCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ
Nhiều người cho rằng, bệnh ghẻ chỉ cần vệ sinh thật sạch sẽ thì bệnh sẽ thoái lui tuy nhiên nếu không xử lý được cái ghẻ thì bệnh có thể quay trở lại.
Biện pháp trị liệu phải diệt ghẻ cái, làm liền hang ổ của chúng, tái tạo lại vùng da tổn thương do ghẻ gây ra, do gãi ngứa gây ra.
Phòng khám Đông Phương thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán xác định đúng vị trí cái ghẻ tồn tại, hang ổ của ghẻ từ đó xử lý bệnh thành công.
Sử dụng các loại thuốc tây phù hợp:
◆ Với trẻ em: Sử dụng các dạng thuốc mỡ diêm sinh có tính sát khuẩn, xử lý ghẻ mà không gây kích ứng với làn da mẫn cảm của trẻ.
◆ Với phụ nữ: Thường chỉ dùng các loại thuốc bôi, không dùng thuốc uống và thuốc kháng sinh tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
◆ Với người lớn: Có thể kết hợp nhiều loại thuốc bôi, thuốc uống, kem ngoài da để đạt được kết quả tốt.
Sử dụng thuốc đông y lành tính:
◆ Thuốc đông y ngâm, tắm, rửa trên các vùng da tổn thương do ghẻ đào rãnh, do ngứa và gãi khiến da bị sần sùi, tổn thương để làm dịu lại da.
◆ Thuốc có thành phần thảo dược tự nhiên, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi da, trả lại sức sống cho làn da, khiến da mau liền sẹo, khôi phục da tổn thương.
Lưu ý: Kết quả trị liệu sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người bệnh.
Trên đây là các kiến thức quan trọng về bệnh ghẻ mà các chuyên gia tại phòng khám Đông Phương giới thiệu giúp người đọc hiểu thêm về bệnh. Hy vọng nếu có các dấu hiệu của bệnh người bệnh nên sớm thăm khám và trị liệu kịp thời tránh để lâu bệnh dễ chuyển thành mạn tính.
ĐT: 0243.6279.888